Việt Nam có nhiều loại sâm quý hiếm được mọi người tin dùng. Vậy hiện nay các loại sâm ở Việt Nam gồm những loại nào? Công dụng và đặc tính của chúng ra sao? Các bạn hãy tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Mục Lục
Tổng hợp các loại sâm ở Việt Nam
Sâm Ngọc Linh
Sâm ngọc linh là một trong những loại nhân sâm quý nhất ở Việt Nam và được thế giới công nhận là một trong số các loại sâm tốt nhất. Loại sâm này chỉ mọc ở những độ cao 1500 m và hiện nay rất khó để tìm được sâm tự nhiên.
So với các loại sâm khác thì Sâm Ngọc Linh là một trong những loại cây sâm có hàm lượng chất Saponin nhiều nhất. Các bộ phận như lá, thân Sâm Ngọc Linh cũng đã phân lập được 19 Saponin Dammaran và trong đó có 8 Saponin có cấu trúc mới chưa từng được phát hiện. Các thành phần khác có tới 20 chất khoáng, vi lượng 17 acid amin và 0,1% hàm lượng tinh dầu.
Sâm Ngọc Linh là sâm tốt nhất thế giới chỉ có ở Việt Nam
Sâm có rất nhiều công dụng như:
- Chống stress và trầm cảm, kích thích hệ miễn dịch, chống oxy hóa, lão hóa, phòng chống ung thư, bảo vệ tế bào gan.
- Giúp tăng thị lực, hoạt động trí tuệ và thể lực cải thiện, gia tăng sức đề kháng, cải thiện các trường hợp suy nhược thần kinh và suy nhược sinh dục, nâng cao huyết áp người bị huyết áp thấp.
- Tác dụng của sâm ngọc linh giúp tăng lực, phục hồi sự suy giảm chức năng giúp cho tình trạng của cơ thể trở lại bình thường, kháng các độc tố gây hại tế bào, giúp kéo dài sự sống của tế bào và tăng các tế bào mới.
- Kháng khuẩn, chống oxy hóa và hiệp lực tốt với thuốc kháng sinh, thuốc trị bệnh tiểu đường.
Sâm Bố Chính
Sâm bố chính còn có tên gọi khác là sâm thổ hào, được trồng chủ yếu ở miền Bắc. Thân cây sâm bố chính rất mảnh, đứng không vững, có rễ trắng hoặc vàng nhạt giống cây nhân sâm, mặt lá có lông đơn, có lá và hoa.
Sâm bố chính còn có tên gọi khác là sâm thổ hào
Sâm bố chính có các công dụng như:
- Rễ sâm có tác dụng hỗ trợ điều trị suy nhược cơ thể, người gầy yếu, mất ngủ, kém ăn và đau lưng, đau mình.
- Hỗ trợ điều trị bệnh táo bón, ho kèm theo sốt nóng, trong người cảm thấy khó chịu.
- Sâm này cũng dùng trong các bài thuốc bổ dương, chữa yếu sinh lý.
- Ngoài ra nó có thể dùng làm loại nước giải khát rất tốt, giúp điều kinh, chữa bệnh phổi, thông tiểu tiện.
Sâm đá
Sâm đá có hình dáng tương tự cây sâm bố chính, nó mọc thành cụm, có chiều cao khoảng 30-50 cm, lá có chiều cao gần bằng chiều cao của thân cây. Củ sâm có màu vàng hoặc nâu, có mùi thơm đặc trưng và nó không có hoa và quả.
Sâm đá là một trong các loại sâm ở Việt Nam
Sâm đá Việt Nam có các công dụng như:
- Chống mệt mỏi, làm tăng hiệu suất hoạt động tư duy và thể lực.
- Chống lão hóa, cải thiện chức năng của não ở người lớn tuổi, tăng khả năng tập trung trí tuệ, tăng trí nhớ.
- Tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể.
- Tăng khả năng thích nghi và phòng vệ đối với những kích thích có hại cho cơ thể.
- Nó có thể vừa làm hồi phục huyết áp ở cơ thể choáng do mất máu, vừa làm hạ huyết áp ở người cao huyết áp.
- Ngoài ra sâm đá còn kích thích sản sinh hormon của nam giới và nữ giới.
Đinh lăng nếp lá nhỏ
Loại cây này được trồng phổ biến trong các gia đình Việt. Cây đinh lăng có những giá trị dược tính quý như nhân sâm nhưng lại rẻ và dễ tìm vì được trồng nhiều ở nhà người dân để làm cảnh và lấy lá ăn sống.
Loại cây được trồng phổ biến trong gia đình Việt
Củ đinh lăng có công dụng làm tăng sức khỏe, bồi bổ cơ thể, tăng cường trí nhớ, giúp bổ thận và tráng dương, giúp hỗ trợ điều trị bệnh sốt lâu ngày, bị háo khát hoặc đau tức ngực, bệnh đau nhức đầu, nước có tiểu vàng hoặc thiếu máu; …Lá của loại cây này cũng có tác dụng chống giật mình cho trẻ em, chữa tắc tia sữa…
Tam thất Bắc
Tam thất bắc thực chất là loại dược liệu có xuất xứ từ Trung Quốc nhưng được du nhập và trồng nhiều ở Việt Nam, cây được xếp vào họ sâm vì các thành phần hóa học phân tích có nhiều hoạt chất saponin là hoạt chất thường có trong nhân sâm. Hiện nay được trồng nhiều ở Lào Cai, Hà Giang…ở những nơi có độ cao trên 1500m so với mực nước biển.
Tam thất Bắc hiện nay được trồng rất nhiều ở Việt Nam
Tam thất bắc có tác dụng sau:
- Theo Đông Y Củ tam thất bắc có vị ngọt, hơi đắng, có tính ôn, đi vào 2 kinh can và vị nên có tác dụng giải nhiệt, làm mát, điều hòa chức năng của tạng và can, giúp hạ huyết áp và an thần.
- Thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị các chứng bệnh như cao huyết áp, hội chứng thiểu năng tuần hoàn não, chóng mặt hoa mắt, rối loạn tiền đình, tai điếc, ù tai, viêm họng …
- Củ tam thất có công dụng bổ bồi bổ cơ thể, giúp tăng cường thể lực cho người mới ốm dậy, những người già. Râu sử dụng tần gà cho sản phụ hoặc phụ nữ đang mang bầu rất bổ dưỡng.
Chính vì những công dụng tuyệt với này đối với sức khỏe con người mà nhân sâm được xếp vào vị trí đầu tiên trong các thảo dược quý của đông y.
Trên đây là những công dụng các loại sâm ở việt nam, tùy vào mục đích sử dụng cũng như giá tiền mà các bạn có thể lựa chọn loại sâm phù hợp cho gia đình và người thân nhé.