Việt Nam là nơi cư ngụ của gần 200 loài rắn, trong đó có nhiều loài rắn độc có thể giết người trong tích tắc. Bài viết dưới đây sẽ đề cập đến các loài rắn độc ở việt nam các bạn hãy theo dõi để có kiến thức bảo vệ cho mình và người thân nhé.
Mục Lục
Tổng hợp các loài rắn độc ở Việt Nam
Rắn lục đuôi đỏ
Đây là loài rắn độc nhất trong số các loại rắn lục, mình màu xanh và đuôi có màu nâu đỏ. Nó sống chủ yếu trên khu vực núi cao và rừng sâu thuộc dãy Trường Sơn, khu vực vùng núi Tây bắc Việt Nam. Chúng là loài duy nhất trong họ đẻ con, khi đó rắn lục đuôi đỏ vô cùng hung dữ và nọc độc tập trung rất cao.
Các loài rắn độc ở Việt Nam
Rắn lục sừng
Loại rắn này có đầu hình tam giác phân biệt rõ với cổ, mặt trên đầu phủ vảy nhỏ, nó có 2 chiếc sừng nhô lên 2 hốc mắt nên được mệnh danh là “rắn quỷ”, kích thước cơ thể của loại rắn này khoảng 50cm. Nọc độc của loài rắn lục sừng được xếp vào top những loài rắn độc nhất ở Việt Nam. Chúng chỉ xuất hiện ở vùng núi cao Việt Nam. Rắn lục sừng có giá trị cao về khoa học và rất hiếm nên nó nằm trong sách Đỏ Việt Nam.
Rắn lục sừng có hai chiếc sừng nhô lên 2 hốc mắt nên được mệnh danh là “rắn quỷ”
>>>> Tham khảo thêm: Tổng hợp các loại rắn hổ mang ở Việt Nam
Rắn chàm quạp
Rắn chàm quạp hay còn gọi là rắn khô mộc. Loại rắn này có những hoa văn hình tam giác trên lưng, da của chúng nếu lẫn vào với lá khô, cây khô cực khó phát hiện. Thường gặp ở vùng rừng cao su bạt ngàn miền Đông Nam Bộ.
Các loài rắn ở Việt Nam
Rắn lục von-gen
Đỉnh đầu và thân của loài rắn này có màu xanh lục, phần bụng màu nhạt hơn. Chúng thường ăn đêm, sống ở trong bụi rậm, lùm cây thấp ở địa hình đồi núi có độ cao từ 900 m đến 1.500 m. Loài rắn này sống chủ yếu ở Gia Lai, Đồng Nai, Lâm Đồng.
Rắn lục von-gen có màu xanh lục, phần bụng màu nhạt hơn
Rắn lục đầu bạc
Loại này được xem là một trong các loài rắn độc nguyên thủy nhất. Rắn này có kích cỡ trung bình, đầu hơi dẹp phân biệt rõ với cổ. Chiều dài cơ thể khoảng 80cm. Chúng sống trên các vùng núi cao lên tới 1.000 m, chủ yếu ở Cao Bằng, Vĩnh Phú, Lạng Sơn.
Rắn hổ mang xiêm
Đây là loài rắn có nọc độc cực độc, chỉ sau 30 phút bị cắn sẽ tử vong ngay do chất độc làm suy hô hấp, dẫn đến ngạt thở và làm tê liệt hoạt động của cơ hoành.. Rắn hổ mang thường tấn công khi bị khiêu khích hay đe dọa. Hổ mang thường ăn chuột, chim và ếch.
Rắn hổ mang xiêm nếu không được xử lý chỉ sau 30p bị cắn con mồi sẽ tử vong
Rắn hổ mang chúa
Loại rắn này được đánh giá là loài nguy hiểm và đáng sợ trong phạm vi sinh sống của chúng. Không chỉ có khả năng phóng nọc độc, nó còn có khả năng khống chế lượng chất độc khi cắn con mồi. Nọc độc của rắn hổ mang có độc tố tác động làm tê liệt hệ thần kinh, khiến người bị cắn rơi vào hôn mê và bỏ mạng.
Rắn hổ mang có khả năng khống chế lượng chất độc khi cắn con mồi
Rắn hổ đất
Rắn hổ đất hay còn gọi là hổ mang một mắt kính hay hổ phì. Mỗi khi bị kích thích, cổ của loài rắn bành ra rất đáng sợ, chỉ một lượng nhỏ nọc độc của loài rắn này cũng có thể khiến con mồi chết ngay tức khắc.
Rắn này cũng có thể khiến con mồi chết ngay tức khắc.
Rắn cạp nong
Đây là một trong những loài rắn cực độc, dù chúng ít khi chủ động tấn công con người nhưng nếu ai đó không may bị chúng cắn, chỉ trong vòng vài phút nếu không được cứu chữa kịp thời thì nọc độc có thể giết chết nạn nhân. Loại này sống chủ yếu ở đồng bằng, trung du và miền núi. Chúng kiếm ăn về ban đêm, nó có thể ăn các loài rắn khác, đôi khi ăn cả thằn lằn.
Rắn cạp nong có thể khiến con mồi tử vong sau vài phút
Trên đây là danh sách các loài rắn độc ở việt nam. Nếu không may bị rắn cắn thì việc nhận biết đó là rắn độc hay không độc để có cách sơ cứu vết thương đúng nhất là vô cùng quan trọng. Trên đây là danh sách các loài rắn độc ở Việt Nam các bạn hãy tham khảo để trang bị những kiến thức cần thiết để có những cách xử lý kịp thời nhé.