Ô nhiễm môi trường đô thị là gì? Nguyên nhân và giải pháp khắc phục

      Chức năng bình luận bị tắt ở Ô nhiễm môi trường đô thị là gì? Nguyên nhân và giải pháp khắc phục

Ô nhiễm môi trường đô thị : Ô nhiễm bụi vẫn tiếp tục duy trì ở ngưỡng cao, ô nhiễm môi trường nước tại các sông hồ, kênh, rạch nội thành, nội thị vẫn diễn biến phức tạp, vấn đề ngập úng tại các đô thị có xu hướng mở rộng và gia tăng, suy giảm mực nước dưới đất tại các đô thị khu vực đồng bằng và xâm nhập mặn tại các đô thị ven biển trở nên phổ biến,… Cùng tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết dưới đây nhé.

Thực trạng ô nhiễm môi trường đô thị là gì?

Theo báo cáo thường niên The Environmental Performance Index (EPI) của Mỹ thực hiện, Việt Nam hiện đang đứng trong top 10 các nước ô nhiễm không khí ở Châu Á. Đáng lưu ý, tổng lượng bụi ở hai siêu đô thị Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đang liên tục tăng cao khiến chỉ số chất lượng không khí (AQI) luôn ở mức báo động.

Đô thị hóa là quá trình tất yếu đang diễn ra mạnh mẽ tại Việt Nam, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân. Gia tăng dân số ở các đô thị đã dẫn đến sự cần thiết gia tăng các nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống như: Nhà ở, xe cộ, việc làm… đồng thời kéo theo sự phát thải từ các phường tiện và hoạt động phát triển kinh tế – xã hội.

Do đó, hầu hết các đô thị lớn của nước ta đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí ngày càng gia tăng, tập trung chủ yếu là ô nhiễm bụi. Mức độ ô nhiễm biểu hiện rõ nhất ở TP.  Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, tiếp đến là các đô thị loại I.

 

Thực trạng ô nhiễm môi trường ở đô thị

Thực trạng ô nhiễm môi trường ở đô thị

Xem thêm: ô nhiễm môi trường đất ở Việt Nam

Tác nhân trực tiếp gây ô nhiễm không khí tại các đô thị

Báo cáo hiện trạng Môi trường Quốc gia năm 2016, chuyên đề “Môi trường đô thị” của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho thấy, áp lực ô nhiễm môi trường không khí tại các đô thị chủ yếu do các phương tiện giao thông, hoạt động của các xí nghiệp nội đô, sinh hoạt của cư dân, xử lý rác thải và các nguồn ô nhiễm từ ngoại thành chuyển vào. 

Trong đó, các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ “đóng góp” nhiều nhất trong tổng lượng phát thải gây ô nhiễm không khí với các khí thải độc hại như: Lưu huỳnh đi-ô-xít (SO2), ni-tơ đi-ô-xit (NO2), các bon mo-no-xít (CO), khói, bụi… Tại Thủ đô Hà Nội, có đến 70% lượng bụi, 85% tổng lượng khí thải các-bon đi-ô-xít (CO2) và 95% lượng các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi mà mắt thường không quan sát được gây ô nhiễm không khí là do hoạt động của hàng triệu phương tiện giao thông thải ra.

Hiện nay nhiều khu vực hoạt động xây dựng, phát triển đô thị chưa thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo vệ môi trường, đặc biệt tại các công trường xây dựng đã và đang gây ra ô nhiễm không khí, chủ yếu là ô nhiễm bụi trong quá trình thi công, vận chuyển nguyên vật liệu, đất cát phục vụ xây dựng.

Ngoài ra, ô nhiễm không khí còn đến từ khí thải của ngành công nghiệp xi măng, sản xuất thép, nhiệt điện, khai thác than, vật liệu xây dựng, hóa chất, một số ngành sử dụng lò hơi, lò đốt rác thải… một số nhà máy, đặc biệt là loại vừa và nhỏ như nhà máy xi măng lò đứng hầu như chưa có hệ thống xử lý bụi đạt yêu cầu, các nhà máy thép, xi măng chưa đầu tư đồng bộ hệ thống xử lý các chất độc hại.

Một số địa phương đầu tư các lò đốt chất thải công suất nhỏ, chưa kiểm soát được lượng khí thải độc hại trong quá trình đốt, vận hành lò. Trong khi đó, phần lớn các bãi chôn lấp tiếp nhận chất thải rắn đô thị đều chưa đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường, rất nhiều trong số đó là các bãi rác tạm, lộ thiên, thường trong tình trạng quá tải, không có hệ thống thu gom, xử lý nước rỉ rác… vừa là nguồn gây ô nhiễm tới không khí, vừa ảnh hưởng đến chất lượng đất và nguồn nước các đô thị và khu vực lân cận.

Ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn

Ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn

Bài viết liên quan: ô nhiễm môi trường biển

Ô nhiễm không khí tác động tiêu cực đến sức khỏe con người và kinh tế – xã hội

Theo nghiên cứu của Liên hợp quốc, mỗi năm trên thế giới có khoảng 7 triệu người chết sớm do ô nhiễm không khí, trong đó, khu vực châu Á – Thái Bình Dương có gần 4 triệu người; gây thiệt hại cho nền kinh tế toàn cầu 5 nghìn tỷ đô la. Ô nhiễm ôzôn trên mặt đất dự kiến sẽ làm giảm 26% năng suất cây trồng chủ lực vào năm 2030.

Theo WHO, trong 10 bệnh có tỷ lệ tử vong cao nhất tại Việt Nam, có 6 bệnh liên quan đến đường hô hấp có nguyên nhân từ ô nhiễm không khí và chất lượng không khí. Trong cơ cấu bệnh tật, các bệnh về đường hô hấp cũng là 1 trong 5 nhóm bệnh bị mắc phải cao nhất. Các nghiên cứu của WHO cũng chỉ ra, năm 2016, hơn 60.000 người tử vong do bệnh tim, đột quỵ, ung thư phổi; bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và viêm phổi ở Việt Nam đều có liên quan tới ô nhiễm không khí.

Trong khi đó, Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia Việt Nam đã chỉ rõ, ô nhiễm môi trường không khí gây ra những tác động trực tiếp tới sức khỏe cộng đồng. Tỷ lệ người dân ở các đô thị lớn mắc các bệnh liên quan đến ô nhiễm không khí chiếm tỷ lệ khá cao, trẻ em là nhóm đối tượng chịu tác động lớn nhất. 
Trong đó, điều đáng lo ngại là bụi khí PM 2,5 với kích thước siêu nhỏ mà mắt thường không thể nhìn thấy, được coi là tác nhân gây ô nhiễm có ảnh hưởng nhất đối với sức khỏe, do có khả năng lắng đọng, thẩm thấu, di chuyển trong phổi, thậm chí còn có thể xuyên qua thành mạch máu đi vào hệ tuần hoàn của con người. Vì thế, các hạt bụi này có thể gây ảnh hưởng tức thời như kích ứng mắt, mũi, họng và phổi, ho, hắt hơi, chảy nước mũi và khó thở. Phơi nhiễm lâu dài với bụi mịn cũng có thể tăng tỷ lệ viêm phế quản mạn tính, suy giảm chức năng phổi và tăng tỷ lệ tử vong do ung thư phổi, đột quỵ và bệnh tim.
 
Đứng trước thực trạng ô nhiễm không khí ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người và phát triển kinh tế – xã hội đang là vấn đề đáng lo ngại tại các đô thị. Các giải pháp cụ thể nhằm khắc phục tình trạng này đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Trước hết, các đô thị cần đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống giao thông công cộng, đặc biệt là giao thông công cộng xanh để hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân, hạn chế phát thải. Tất cả các phương tiện giao thông cần được đưa vào kiểm soát và đăng kiểm để đảm bảo chất lượng.
 
Để môi trường được cải thiện, không còn ô nhiễm không khí điều quan trọng nhất là phải thay đổi ngay từ trong quan điểm, nhận thức của người dân, tất cả mọi người cần chung tay ngăn chặn các hành vi gây ô nhiễm không khí, đó không chỉ là việc “nên” hay “không nên”, mà đó là trách nhiệm!
Facebook Comments Box
4.9 (97.78%) 9 votes