Biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường đất hiệu quả nhất

      Chức năng bình luận bị tắt ở Biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường đất hiệu quả nhất

Ô nhiễm môi trường đất có một sự ảnh hưởng vô cùng lớn đến chất lượng cuộc sống của con người. Chính vì vậy mà bất kỳ một thực trạng nào đi chăng nữa thì cũng cần phải có giải pháp khắc phục và với vấn đề ô nhiễm môi trường đất thì giải pháp là yêu cầu thiết yếu ở thời điểm hiện tại. Vậy biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường đất đó là gì?

1. Ô nhiễm môi trường đất là gì

Ô nhiễm môi trường đất là gì

Click ngay: Ô nhiễm môi trường không khí: nguyên nhân và giải pháp khắc phục để sớm có biện pháp bảo vệ môi trường hợp lý nhất.

Ô nhiễm môi trường đất là gì? Biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường đất ra sao

“Ô nhiễm môi trường đất được xem là tất cả các hiện tượng làm nhiễm bẩn môi trường đất bởi các chất ô nhiễm”.

Người ta có thể phân loại đất bị ô nhiễm theo các nguồn gốc phát sinh hoặc theo các tác nhân gây ô nhiễm. Nếu theo nguồn gốc phát sinh có:

  • Ô nhiễm đất do các chất thải sinh hoạt;
  • Ô nhiễm đất do chất thải công nghiệp;
  • Ô nhiễm đất do hoạt động nông nghiệp.

2. Thực trạng ô nhiễm môi trường đất

a. Thực trạng ô nhiễm môi trường đất trên thế giới

 Thực trạng ô nhiễm môi trường đất trên thế giới đáng báo động: Tài nguyên đất trên thế giới dang bi suy thoái nghiêm trọng do xói mòn, rửa trôi, bạc màu, nhiễm mặn, nhiễm phèn và ô nhiễm đất, biến đổi khí hậu.

Thực trạng ô nhiễm môi trường đất trên thế giới

Thực trạng ô nhiễm môi trường đất trên thế giới và biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường đất


Trên tổng diện tích 14.777 triệu ha , với 1.527 triệu ha đất đóng băng và 13.251 triệu ha đất không phủ băng. Trong đó, 12 % tổng diện tích là đất canh tác, 24% là đồng cỏ, 32% là đất rừng và 32% là đất cư trú, đầm lầy.

Diện tích có khả năng canh tác là 3.200 triệu ha, hiện mới khai thác hơn 1.500 triệu ha. Tỷ trọng đất đang canh tác trên đất có khả năng canh tác ở các nước phát triển là 70 %; ở các nước đang phát triển là 36 % .
Tài nguyên đất của thế giới hiện đang bị suy thoái nghiêm trọng do xói mòn, rửa trôi, bạc màu, nhiễm mặn, nhiễm phèn và ô nhiễm đất, biến đổi khí hậu. Hiện nay 10% đất có tiềm năng nông nghiệp bị xa mạc hóa.

b. Thực trạng ô nhiễm môi trường đất ở Việt Nam

Ở Việt Nam tổng diện tích đất hơn 33triệu hecta, tổng diện tích đất bình quân đầu người là 0,6 hecta, đứng thứ 159 thế giới, bao gồm:
–        Đất feralit khoảng hơn 16triệu hecta
–        Đất phù sa ( Alluvial soil ) khoảng hơn 3triệu hecta
–        Đất sám bạc màu ( Grey exhausted soil ) hơn 3triệu hecta
–        Đất mùn vàng đỏ hơn 3triệu hecta
–        Đất mặn ( saline soil ) khoảng 1,9 triệu hecta
–        Đất phèn ( acid sulphate soil ) khoảng 1,7 triệu hecta
–        Tổng số có hơn 13triệu hecta đất trống đồi trọc
Tổng quỹ đất nông nghiệp ở Việt Nam là khoảng 10 – 11 triệu hecta, trong đó gần 7triệu hecta đất được sử dụng vào nông nghiệp, phần còn lại là dùng để trồng cây hàng năm và cây lâu năm.
Việt nam cũng như các quốc gia khác trên thế giới cùng đứng trước thách thức lớn về vấn đề ô nhiễm môi trường đất và những ảnh hường to lớn do ô nhiễm đất đem lại.

Xem thêm

Ô nhiễm môi trường không khí: nguyên nhân và giải pháp khắc phục

3. Biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường đất

Biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường đất đầu tiên: Nghiêm cấm việc xả các chất thải, nước thải, nước hút bể phốt, … và một số chất hóa học độc hại ra môi trường đất.

Biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường đất thứ hai có thể tăng năng suất nông nghiệp bằng cách sử dụng các kiểu gen cho năng suất cao, chống chịu sâu bệnh để hạn chế việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, tránh sự ảnh hưởng đến môi trường đất.

Đồng thời thích ứng được với các điều kiện khó khăn của thời tiết, duy trì độ phì nhiêu của đất, tính đa dạng của cây trồng, áp dụng phương luân canh luân cư, trồng đan xen kết hợp các loại cây ngăn hạn và dài hạn.

Biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường đất

Biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường đất thứ ba, phải bảo vệ và thường xuyên cải thiện môi trường sống, chống ô nhiễm nguồn nước, giảm và loại bỏ sử dụng chất độc để trừ sâu bệnh, giảm sử dụng phân khoáng,..
Đặc biệt cũng cần phải áp dụng các biện pháp canh tác chống xói mòn như:
Áp dụng hệ thống nông lâm kết hợp, lâm ngư kết hợp với các mô hình đa dạng và phong phú.

Kết hợp trồng trọt và chăn nuôi, tăng cường phát triển và mở rộng các mô hình kinh tế vườn rừng trại rừng. Xây dựng, tu sửa hệ thống kênh mương, thông cống tắc thoát nước, tưới tiêu hợp lý,….

Tuy nhiên quan trọng hơn cả vẫn là ý thức của người dân cần được nâng cao, vì thế cần phải thực hiện các công tác truyền thông đại chúng, tuyên truyền và phổ biến cho người dân những kiến thức căn bản về môi trường đất để trên cơ sở đó họ có trách nhiệm hơn về hành động của mình trong việc bảo vệ môi trường đất.

Facebook Comments Box
4 (79.21%) 126 votes