Vào những năm gần đây, con người Việt Nam chúng ta phải đối mặt với nhiều vấn đề khác nghiêm trọng hơn, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm môi trường.
Đối với người dân vùng nông thôn sống chủ yếu bằng nghề làm nông thì vấn đề ô nhiễm đã ảnh hưởng đến cuộc sống của họ đặc biệt là ô nhiễm nguồn đất.
Vậy thực trạng ô nhiễm môi trường đất ở Việt Nam ra đang ra sao và những nguyên nhân và cách khắc phục nào phù hợp nhất. Mời các bạn đón đọc qua bài viết dưới đây
1. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng ô nhiễm môi trường đất ở Việt Nam hiện nay
>>Click xem ngay: Ô nhiễm môi trường là gì? Nguyên nhân và giải pháp khắc phục để có cách sống hòa hợp nhất với thiên nhiên.
Những nguyên nhân dẫn đến thực trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam ta
Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường được xác nhận là do nhiều yếu tố: do con người và do tự nhiên.
Vấn đề ô nhiễm môi trường đất ở Việt Nam ta nói riêng, trên toàn thế giới được xem là tất cả các hiện tượng làm hàm lượng các chất tự nhiên trong đất tăng lên, hoặc thêm các độc chất lạ (đến mức vượt tiêu chuẩn cho phép), gây độc hại cho môi trường, sinh vật và làm xấu cảnh quan.
Phân loại ô nhiễm môi trường đất: chúng ta có thể phân loại đất bị ô nhiễm theo nguồn gốc phát sinh và theo các tác nhân gây ô nhiễm cho đất:
- Ô nhiễm môi trường đất theo nguồn gốc phát sinh gồm: ô nhiễm do chất thải công nghiệp, do các hoạt động nông nghiệp và do tác động của các hoạt động sinh hoạt dân cư;
- Ô nhiễm môi trường đất heo tác nhân gây ô nhiễm gồm: Ô nhiễm do hóa học, do sinh học và ô nhiễm do vật lý.
2. Thực trang ô nhiễm môi trường đất ở Việt Nam
Nạn phá rừng dẫn đến thực trạng ô nhiễm môi trường đất ở Việt Nam ta
Thực trạng ô nhiễm môi trường đất ở Việt Nam nước ta hiện nay. Ở Việt Nam hiện nay có 33 triệu ha diên tích đất tự nhiên, trong đó diện tích đang sử dung là 22.226.830 ha, chiếm 68,83% tổng quỹ đất.
Còn 10.667.577 ha đất chưa sử dụng, chiếm 33,04% diện tích đất tự nhiên. Đất nông nghiệp ít, chỉ có 8,146 triệu ha, chiếm 26,1% diện tích đất tự nhiên.( Theo Tổng cục Địa chính, 1999).
Với đặc điểm đất đồi núi chiếm ¾ lãnh thổ lại nằm trong vùng nhiệt đới mưa nhiều và tập trung, nhiệt đooj không khí cao, các quá trình khoáng hóa diễn ra rất mạnh trong đất nên dễ bị rửa trôi, xói mòn, nghèo chất hữu cơ và các chất dinh dưỡng dẫn đến thoái hóa đất. Đất đã bị thoái hóa rất khó có thể khôi phục lại trạng thái màu mỡ ban đầu.
3. Hậu quả ô nhiễm môi trường đất ở Việt Nam gây ra
Hậu quả ô nhiễm môi trường xuống cấp một cách nghiêm trọng với một số biểu hiện như:
– Dễ bị xói mòn do nước, khi gặp các chuyển động lớn như lở đất khi lượng mưa cao, thảm thực vật bị phá hủy, canh tác không hợp lý, chất dinh dưỡng bị mất do trầm tích và bị rửa trôi theo dòng nước, gấp khoảng 10 lần lượng dinh dưỡng và bị trôi;
– Dư thừa muối: đất dư thừa Na+ nhưng lại thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết;
– Sự xuống cấp hóa học: liên quan đến sự mất đi những chất dinh dưỡng cần thiết và cơ bản cũng như sự hình thành các độc tố Al3+, Fe2+ .. khi các chỉ tiêu này quá cao hoặc quá thấp đều gây ảnh hưởng đến môi trường.
>>Tìm hiểu ngay: Ô nhiễm môi trường nước là gì? Tìm hiểu vấn đề ô nhiễm môi trường nước
Hậu quả ô nhiễm môi trường đất ở Việt Nam gây ra
– Sự xuống cấp sinh học: sự gia tăng tỉ lệ khoáng hóa của mùn mà không có sự bù đắp các chất hữu cơ sẽ làm cho đất nhanh chóng nghèo kiệt, giảm khả năng hấp thụ và giảm khả năng cung cấp N cho sinh vật. Đa dạng sinh vật trong môi trường đất bị giảm thiểu;
– Làm thay đổi thành phần và tính chất của đất; làm chai cứng đất; làm chua đất; làm thay đổi cân bằng dinh dưỡng giữa đất và cây trồng do hàm lượng nitơ còn dư thừa trong đất (chỉ có khoảng 50% nitơ bón trong đất là được thực vật sử dụng, số còn lại là nguồn gây ô nhiễm môi trường đất);
– Gây một số bệnh truyền nhiễm, bệnh do giun sán, ký sinh trùng mà đa số người dân mắc phải đặc biệt là trẻ em ở các vùng nông thôn;
– Các chất phóng xạ, kim loại, nylon, do không phân hủy được nên gây trở ngại cho đất.
Ô nhiễm môi trường đất trên thế giới trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe con người thông qua tiếp xúc trực tiếp.
với đất hoặc qua đường hô hấp do sự bốc hơi của chất gây ô nhiễm đất; các mối đe dọa tiềm tàng lớn hơn được đặt ra bởi sự xâm nhập của ô nhiễm đất vào tầng nước ngầm được sử dụng cho con người, đôi khi ở những khu vực dường như rất xa so với bất kỳ nguồn gây ô nhiễm rõ ràng trên mặt đất.