các loài cá nước ngọt

Danh sách các loài cá nước ngọt dễ nuôi và có giá trị kinh tế cao

      Chức năng bình luận bị tắt ở Danh sách các loài cá nước ngọt dễ nuôi và có giá trị kinh tế cao

Để mô hình kinh tế thủy sản mang lại hiệu quả kinh tế thì người nông dân cần tìm hiểu và lựa chọn giống sao cho phù hợp với điều kiện khí hậu, môi trường nuôi trồng. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn đọc danh sách các loại cá nước ngọt dễ nuôi và phổ biến hiện nay.

1. Các loại cá nước ngọt dễ nuôi

Cá mè trắng 

Cá mè trắng là một loại cá nước ngọt thuộc họ cá chép. Đặc điểm của loại cá này là có thân dẹp, vảy nhỏ, thân hình thon dài và trong cơ thể có tuyến tiết mùi tanh. Thời gian nuôi từ 10 – 12 tháng cá mè cho trọng lượng khoảng 0,5 – 1kg mỗi con. Đặc biệt với những nơi cá mè sống như sông Đà có những con nặng tới 15kg.

Môi trường sống của cá mè trắng là những vùng nước ngọt, dòng nước chảy yếu, khu ao, hồ, đầm, lầy và đặc biệt chúng rất thích hợp với vùng nước yên tĩnh. Cá sống ở tầng mặt và tầng nước giữa, với thức ăn của chủ yếu là các loại thực vật phù du, lá dầm… Ngoài ra, cá này còn ăn các loại bột được xay mịn như cám ngô, cám gạo,  bột sắn, bột mì, bột đậu tương… 

các loài cá nước ngọtCác loài cá nước ngọt dễ nuôi và có giá trị kinh tế cao

➤ Xem thêm: Tìm hiểu phương thức tuyển sinh năm 2020 của Trường Cao Đẳng Phạm Ngọc Thạch.

Cá trắm cỏ 

Cá trắm cỏ được nuôi ở nước hiện nay là giống cá được nhập từ Trung Quốc từ năm 1958. Loài cá này có đặc điểm là phần thân thon dài và ở phần đuôi thót lại. Phần bụng của cá tròn, miệng rộng, hàm trên thường dài rộng hơn hàm dưới, vảy cá lớn và có dạng hình tròn. 

Cá trắm cỏ sống ở tầng giữa và tầng dưới, ưa nước sạch và nguồn thức ăn chính là  cỏ voi, cỏ tự nhiên, bèo dâu, rau, lá sắn, rau muống, các loại hạt ngũ cốc, tôm tép, ấu trùng… Trắm cỏ nuôi trong ao có thể thả với mật độ 1 – 2,5 con/m2, tuy nhiên loài cá này không thể sinh sản tự nhiên trong ao.

Cá trắm cỏ nằm trong danh sách các loài cá nước ngọt dễ nuôi và cho hiệu quả kinh tế cao nên được nhiều người nông dân nuôi trồng. Khi nuôi cá được 1 năm tuổi có thể đạt 1kg/con và phát triển rất nhanh về sau, từ năm thứ 2 đạt từ 2 – 9kg, từ năm thứ 3 đạt từ 9 – 12kg. 

Cá chép

Cá chép là một trong những loài rất quen thuộc ở nước ta và được phân bố rộng rãi trên thế giới. Loài cá này thường sống ở bề mặt đáy của ao nuôi và thức ăn chủ yếu là các động vật dưới đáy như giun, ấu trùng muỗi, tôm lột xác… Tuy nhiên, để cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho cá, các bạn có thể bổ sung các loại thức ăn dạng hạt như ngô, thóc đã nấu chín.

Cá chép được nhiều người lựa chọn để phát triển kinh tế bởi rất dễ nuôi, khi đến thời kỳ sinh sản chúng sẽ đẻ trứng trong ao. Sau 12 tháng nuôi, cá sẽ có trọng lượng mỗi con từ 0,5 – 0,8kg.

2. Các loài cá nước ngọt có giá trị kinh tế

Cá rô phi

Rô phi là loài cá ăn tạp, thức ăn của chúng là các loại động vật phù du, động vật dưới đáy, thực vật thủy sinh, mùn bã hữu cơ… Ngoài ra, loài cá này cũng ăn các loại thức ăn khác như bèo tấm, bèo dâu và các loại tinh bột cám.

Đây là loài cá mang lại giá trị kinh tế cao, nên được ứng dụng nuôi rất rộng rãi. Cá rô phi có thể nuôi trong ao, trong ruộng và trong lồng. Bên cạnh đó, cá cũng có thể nuôi ghép hoặc nuôi thâm canh cá rô phi. Sau 12 tháng nuôi cá sẽ đạt trọng lượng trung bình mỗi con từ 0,5kg trở lên và đến thời kỳ sinh sản chúng sẽ tự đẻ trứng trong ao.

các loài cá nước ngọt

Các loài cá nước ngọt dễ nuôi và có giá trị kinh tế cao

Cá chép giòn

Cá chép giòn có thịt chắc và ngon hơn cá chép thường, nên loài cá này trở thành một loại thực phẩm được nhiều người ưa chuộng. Do đó, cá chép giòn được đánh giá là một trong các loài cá nước ngọt ngon nhất Việt Nam hiện nay.

Cá chép giòn là loài cá ăn tạp nên người nuôi có thể huy động được nhiều nguồn thức ăn cho cá. Đây là đối tượng nuôi có tiềm năng rất lớn cho nông dân nuôi cá nước ngọt cả về hiệu quả kinh tế lẫn đầu ra cho sản phẩm.

Hiện nay, cá chép giòn có giá bán khá cao, dao động là từ 170.000 – 200.000 đồng/kg. Ngoài ra, loài cá này còn là mặt hàng thủy sản chủ yếu nhập khẩu sang các nước như Nga, Trung Quốc, EU.

Cá ba sa 

Cá ba sa có đặc điểm là đầu bằng, mắt to, trán rộng, râu mép kéo dài tới gốc vây ngực hoặc quá một chút. Bên cạnh đó, phần vây ở lưng và vây ở ngực có màu xanh xám. Nguồn thức ăn của giống cá này là cá tạp, cá con, cua ốc, côn trùng, giun quế, giun đất, rau củ, cám viên, phân động vật…

Ở nước ta, cá ba sa chủ yếu được nuôi ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, với thịt cá ngọt và béo ngậy nên có thị trường tiêu thụ khá rộng, có giá trị xuất khẩu cao.

Cá chim trắng

Cá chim trắng là loài cá ăn tạp, sống ở tầng nước giữa và tầng đáy của ao, thức ăn của chúng đa dạng phong phú vì tính kén ăn thấp. Giống cá này có nguồn gốc từ các nước có khí hậu nhiệt đới, do đo môi trường thích hợp nhất để nuôi chúng là ở điều kiện nhiệt độ ấm áp, nhiệt độ thích hợp để nuôi cá từ 21 – 42 độ C.

Nuôi cá chim trắng mang lại hiệu quả kinh tế cao vì tốc độ phát triển của cá khá nhanh, sau 3 – 4 tháng cá có thể đạt trọng lượng 0,8 – 1kg mỗi con.

Tổng hợp

Facebook Comments Box
Rate this post