Công nghệ môi trường là ngành học mới trong hệ thống đào tạo nhân lực, có sự kết hợp cả 2 yếu tố nghiên cứu và kỹ thuật. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu ngành Công nghệ môi trường có dễ xin việc hay không, hãy tham khảo thông tin qua bài chia sẻ dưới đây.
1. Ngành Công nghệ môi trường có dễ xin việc?
Theo chia sẻ của những chuyên gia tư vấn tuyển sinh, do là ngành học mới nên vấn đề việc làm của ngành Công nghệ môi trường được khá nhiều thí sinh quan tâm.
Trước khi tìm hiểu ngành Công nghệ môi trường có dễ xin việc, bạn cần nắm được khái niệm ngành Công nghệ môi trường. Công nghệ môi trường là sự tổng hợp các biện pháp vật lý, hóa học và sinh học nhằm ngăn ngừa và xử lý các chất độc hại phát sinh từ quá trình sản xuất và hoạt động của con người. Đây được đánh giá là ngành học đem lại nhiều cơ hội mới cho sinh viên tốt nghiệp.
Theo Quy hoạch phát triển đào tạo nhân lực ngành Tài nguyên và môi trường giai đoạn 2011 -2015 và định hướng đến năm 2020, nhu cầu nguồn nhân lực được đào tạo những chuyên ngành tài nguyên và môi trường bổ sung lực lượng công chức, viên chức đang công tác đơn vị quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp giai đoạn 2011 – 2015 lên đến 45.000 người. Nhu cầu nguồn lực tại môi trường doanh nghiệp trong giai đoạn 2012-2015 là 30.000 người.
Nhiều ý kiến phân tích cho rằng, ngành Công nghệ môi trường dễ xin việc vì tính đa dạng của công việc mà kỹ sư môi trường có thể làm và nhu cầu nhân lực ngành này đang ngày một lớn.Sau khi hoàn thành chương trình học, sinh viên sẽ được trang bị những kỹ năng làm việc như:
Nghiên cứu các công nghệ, kỹ thuật xử lý ô nhiễm môi trường, bảo vệ chất lượng, môi trường sống của con người.Thiết kế các quy trình, máy móc xử lí ô nhiễm.
Khảo sát, nghiên cứu, đánh giá, quyết định biện pháp, quy trình xử lí ô nhiễm tại khu vực bị ô nhiễm hay trực tiếp tham gia vào các công đoạn của quá trình xử lí ô nhiễm, đảm bảo quy trình vận hành tốt nhất, hiệu quả nhất.
Tham gia hoạt động nghiên cứu các chỉ tiêu môi trường . Những tiêu chuẩn này chính là cơ sở để các nhà môi trường đánh giá xem một nhà máy, xí nghiệp… có gây ô nhiễm môi trường hay không.
Theo dõi, giám sát các đối tượng thuộc phạm vi quản lý môi trường của mình về mức độ gây hại cho môi trường, để từ đó có những biện pháp xử lý và xử phạt kịp thời.
Với những năng lực chuyên môn này,sinh viên có thể ứng tuyển vào nhiều vị trí khác nhau trong nhóm ngành Công nghệ và kỹ thuật môi trường.
2. Vậy học ngành Công nghệ môi trường ra làm gì?
Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, sinh viên có thể công tác tại các nhà máy, xí nghiệp, các công ty xử lý chất thải như: Trung tâm Bảo vệ môi trường, Phòng Quản lý môi trường ở các cấp chính quyền; Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, đặc biệt là các Sở Khoa học công nghệ & môi trường, Sở Địa chính, Sở Khoa học và phát triển nông thôn, UBND huyện, thị xã..
>>> Tham khảo thêm: Điều kiện học văn bằng 2 mầm non của các trường hiện nay
Các công ty như cấp thoát nước, tư vấn thiết kế hệ thống xử lý môi trường, nuôi trồng thủy sản và các nhà máy công nghiệp, các cơ quan quản lý môi trường, các cơ quan quy hoạch, khai thác khoáng sản,
Những Viện Nghiên cứu có liên quan đến các lĩnh vực trên. Sinh viên ra trường còn có thể giảng dạy từ cấp phổ thông trung học cho đến Cao Đẳng, Đại học các môn học có liên quan đến khoa học và công nghệ môi trường
Bên cạnh đó, ngành học này cũng được đánh giá là có mức lương khá ổn. Những sinh viên mới ra trường, mức lương sẽ dao động trong khoảng 5-7 triệu đồng. Những người có 2-3 năm kinh nghiệm, mức lương sẽ từ 7-10 triệu đồng và từ 4-5 năm kinh nghiệm sẽ có mức lương trên 13 triệu đồng/tháng.
Trên đây là thông tin về cơ hội việc làm của ngành Công nghệ môi trường. Bài viết hi vọng đã đem đến chia sẻ hữu ích, giúp bạn tìm hiểu ngành Công nghệ môi trường có dễ xin việc hay không và học Công nghệ môi trường ra làm gì.