Điều trị Vật lý trị liệu là gì? Và ngành Vật lý trị liệu là gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên về ngành học còn khá xa lạ ở Việt Nam này.
Mục Lục
1. Ngành Vật lý trị liệu là gì?
Vật lý trị liệu (tiếng Anh là Physical Therapy) hay Kỹ thuật vật lý trị liệu là một chuyên ngành y học nghiên cứu và ứng dụng các yếu tố vật lý tác động lên cơ thể người bệnh để phòng bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng. Đây là một ngành học chuyên khoa về kỹ thuật y học, thực hiện những kỹ thuật vật lý không dùng thuốc tác động trực tiếp lên cơ thể người bệnh.
Vật lý trị liệu được sử dụng với mục đích cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân thông qua việc kiểm tra, chẩn đoán, tiên lượng, can thiệp thể chất và giáo dục bệnh nhân. Phương pháp này được thực hiện bởi các nhà trị liệu vật lý (được gọi là nhà vật lý trị liệu).
Tìm hiểu về ngành Vật lý trị liệu là gì?
2. Điều trị Vật lý trị liệu là gì?
Một số kỹ thuật Vật lý trị liệu thường được dùng như nhiệt trị liệu, thủy trị liệu, điện trị liệu, vận động cơ học, xoa bóp, siêu âm, laser trị liệu… để giúp bệnh nhân phục hồi chức năng cơ thể đang bị suy giảm. Những người thực hiện công việc này được gọi là những nhà vật lý trị liệu. Bên cạnh việc thực hiện chữa trị về thể chất thì họ còn giúp người bệnh trong việc phục hồi cả về tinh thần.
Kỹ thuật Vật lý trị liệu ngày càng có vai trò quan trọng trong y học. Bởi ngành này không chỉ giúp cho đối tượng người bệnh phục hồi sức khỏe sau điều trị mà còn phục hồi chức năng cơ thể của những người khuyết tật, giúp họ hòa nhập cuộc sống cộng đồng.
Những bệnh lý có thể chữa trị bằng phương pháp Vật lý trị liệu để phục hồi chức năng nhu sau:
- Chấn thương do tham gia hoạt động thể thao: ngã xe, gãy xương, trật khớp, đau nhức cơ thể…
- Phục hồi sau di chứng của tai biến mạch máu não
- Đau lưng do bị thoái hóa đốt sống lưng
- Đau xương, khớp, dây thần kinh,…
- Bệnh về mắt: cận thị, viễn thị, viêm, đục thủy tinh thể…
- Bệnh về da: mụn, viêm, nám…
- Các bệnh khác: mất ngủ, khó ngủ, đau đầu…
Mức độ hiệu quả của phương pháp này đã được y học công nhận và không gây hại hay biến chứng cơ thể. Tuy nhiên, có một điểm hạn chế đó là thời gian thực hiện điều trị Vật lý trị liệu thường kéo dài. Bệnh nhân phải nằm viện hoặc đến bệnh viện thường xuyên để các bác sĩ thăm khám.
3. Tìm hiểu Vật lý trị liệu phục hồi chức năng là gì?
Phục hồi chức năng là một chuyên ngành y tế, nghiên cứu và áp dụng các biện pháp y học, xã hội, giáo dục và kỹ thuật nhằm hồi phục, cải thiện khả năng hoạt động bình thường của người bệnh không may bị khiếm khuyết, bệnh tật, suy giảm chức năng vận động của cơ thể. Cách điều trị này giúp cho bệnh nhân hòa nhập vào các hoạt động thường ngày và không còn cảm thấy bất tiện trong quá trình sinh hoạt.
Để luôn khỏe mạnh thì ngoài phòng bệnh, chữa bệnh thì sau quá trình điều trị chúng ta cần áp dụng những phương pháp trị liệu để phục hồi hoàn toàn chức năng của cơ thể. Các phương pháp chính trong quá trình hồi phục chức năng đó là các phương pháp trị liệu, được gọi chung là vật lý trị liệu. Những phương pháp trị liệu ấy gọi chung là Vật lý trị liệu phục hồi chức năng để thể hiện sự quan trọng của vật lý trị liệu trong việc hồi phục chức năng.
Đây là một ngành chuyên khoa về kỹ thuật y học thuộc khoa học sức khỏe. Điều đặc biệt khi ứng dụng vật lý trị liệu trong việc phục hồi sức khỏe là không sử dụng thuốc để tác động trực tiếp lên người điều trị. Cách điều trị này giúp người bệnh phục hồi chức năng, sức khỏe cơ thể, góp phần hỗ trợ điều trị một cách toàn diện, ngăn ngừa tình trạng bệnh tật, di chứng mà phương pháp điều trị bằng Tây y không làm được.
Tìm hiểu về ngành Vật lý trị liệu là gì?
4. Một số bệnh có thể sử dụng phương pháp Vật lý trị liệu
Dưới đây là một số những bệnh có thể sử dụng phương pháp vật lý trị liệu tại nhà, đó là:
- Bệnh lý về thần kinh – cơ: Các trường hợp bị chấn thương sọ não, bại não, đột quỵ, tổn thương tủy sống…
- Bệnh về cơ – xương – khớp: Những người bị thoái hóa khớp, gãy xương, thoái hóa đốt sống cổ, tổn thương mô mềm, bong gân, tổn thương dây chằng…
- Bệnh về hô hấp, tim mạch: Bệnh nhân mắc viêm phổi, phổi tắc nghẽn mãn tính, hen phế quản… Việc điều trị bằng phương pháp vật lý trị liệu giúp các bệnh nhân đào thảo đờm nhớt từ phổi ra, tiết kiệm năng lượng hít, thở…
- Bệnh lý trẻ em: Với các trẻ bị chậm phát triển trí não, tự kỷ, bại não thể co cứng, viêm màng não, dị tật bẩm sinh…
Bên cạnh đó, Vật lý trị liệu còn giúp những người lớn tuổi có thể vận động tốt hơn, đối với những người bị hôn mê có thể giảm được những biến chứng: lở loét, co cơ, teo cơ, cứng khớp… do nằm bất động. Ngoài ra, còn có hình thức phục hồi chức năng cơ bản có những bài tập vận động để phòng tránh các bệnh: nhồi máu cơ tim, tuần hoàn máu não, suy tim…
5. Tại sao nên học ngành Kỹ thuật Vật lý trị liệu?
Vật lý trị liệu – phục hồi chức năng được xem là bước phát triển thứ 3 của nền y học, sau phòng bệnh và điều trị. Ngày nay, khi nhu cầu chăm sóc sức khỏe cộng đồng ngày càng toàn diện thì đòi hỏi công tác phòng và điều trị bệnh càng phải được nâng cao. Do vậy, ngành Kỹ thuật Vật lý trị liệu ra đời với sứ mệnh hoàn thiện quá trình sau điều trị cho người bệnh, giúp họ lấy lại những khả năng của cơ thể bằng hoặc gần bằng như khi chưa mắc bệnh.
Hiện nay, trong cả nước đã có nhiều bệnh viện và cơ sở y tế chuyên về phục hồi chức năng hoặc có các khoa chuyên về phục hồi chức năng trong các cơ sở khám chữa bệnh lớn. Do đó, cần một lượng lớn đội ngũ nhân lực cho ngành. Tuy nhiên, hiện nay, kỹ thuật viên Vật lý trị liệu lại đang rất khan hiếm do đào tạo chưa được trú trọng, mà nhu cầu phát triển quá nhanh. Chính vì vậy, việc theo học hệ đại học hoặc Cao đẳng Vật lý trị liệu là một lựa chọn sáng suốt, giúp bạn dễ dàng xin việc sau khi tốt nghiệp.
Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về ngành Vật lý trị liệu là gì. Từ đó có lựa chọn ngành học phù hợp với sở thích và năng lực của bản thân.
Tổng hợp