Cá biển là một trong những món ăn ưa thích của nhiều người. Nó là món ăn bổ dưỡng, tốt cho cơ thể mà không làm tăng cân. Tuy nhiên nhiều người lại ăn cá biển bị ngứa. Vậy nguyên nhân là gì và cách khắc phục tình trạng này ra sao? Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây nhé.
Mục Lục
1. Nguyên nhân ăn cá biển bị ngứa.
Cá bảo quản kém gây phát sinh Histamine
Trong khoa học, ngộ độc histamine được gọi là ngộ độc scombrotoxin (scombrotoxic poisoning) vì thường xảy ra khi tiêu thụ các loại cá scombroid như cá nục, cá ngừ… Tuy nhiên, một số loại cá khác như cá mòi (sardine), cá hồi (salmon), cá trích (herring)…, nói chung là các loại cá di trú, bơi nhanh, có vây, thịt đỏ đều có thể phát sinh histamine ở mức cao.
Histemine gây ngộ độc rất nhanh chỉ khoảng 10 phút đến 2 giờ sau ăn kèm các triệu chứng như mẩn đỏ, chóng mặt, rát họng, ngứa ngáy…Có nhiều trường hợp nặng hơn thì bị đau bụng, tiêu chảy, khó thở, hạ huyết áp. Dị ứng này thường tự khỏi sau 24h.
Mức độ ngộ độc phụ thuộc vào cơ địa từng người. Nhiều người chỉ có vài biểu hiện nhẹ nếu nhiễm 8-40 mg histamine. Trong miếng cá thì lượng histamine phân bổ không đều, phần thịt đỏ thường chứa nhiều histamine hơn phần thịt trắng. Chất histamine tồn tại ở nhiệt độ cao -thấp rất bền, nên cá, dù có là cá đông lạnh, đóng hộp, nấu lẩu, xông khói,… đều có thể gây ngộ độc một khi đã phát sinh histamine cao.
Phát sinh chứ không phải do nhiễm histamine
Xem thêm: Top các loại cá biển thông dụng hiện nay
Chất histamine có được là do chuyển hóa từ một loại acid amin có tên là histidine. Về mặt lý thuyết, thực phẩm nào có protein chứa histidine đều có tiềm năng phát sinh ra histamine. Tuy nhiên, chỉ có thực phẩm nào có nhiều histidine tự do, mới có thể chuyển hóa thành histamine được.
Mà để chuyển hóa được phải cần tới một loại enzyme làm xúc tác, có tên là histidine decarboxylase. Enzyme này do một số loại vi khuẩn tạo ra. Do đó, thực phẩm có histidine tự do phải nhiễm loại vi khuẩn này thì mới hội đủ điều kiện tạo ra histamine.
Các loại cá ngừ, cá trích, nục… hội đủ cả hai điều kiện: histidine tự do và nguồn enzyme chuyển hóa (do nhiễm khuẩn) nên mới phát sinh nhiều histamine nếu cá không được bảo quản tốt.
2. Mẹo chữa ăn cá biển bị ngứa
Đối với chanh tươi – Nước chanh ấm
Chanh tươi khi ăn chung với hải sản có thể gây đau bụng nhưng lại có thể hạn chế được dị ứng khi biết cách sử dụng. Dùng đúng cách sẽ giúp giảm ngứa, hạn chế sốc phản vệ, giảm nóng đỏ trên da.
- Chuẩn bị: 3 – 4 quả chanh ép lấy nước cốt cùng 250ml nước ấm.
- Thực hiện: Hòa cốt chanh vào nước ấm đã chuẩn bị rồi cho thêm chút đường hoặc muối theo khẩu vị. Uống sau khi ăn no trong vòng 7 ngày.
Đối với gừng tươi – Trà gừng ấm nóng
Xem thêm: Tổng hợp cá biển các loại
Gừng giúp làm ấm cơ thể đối nghịch với tính lạnh của cá nên giúp cơ thể về trạng thái cân bằng hơn. Gừng còn chứa các chất kháng sinh tự nhiên lành tính cho cơ thể giúp giảm viêm, hạ histamin.
- Chuẩn bị: 3 – 4 nhánh gừng tươi cùng 300ml nước ấm.
- Thực hiện: Cho gừng vào cốc thủy tinh rồi đổ nước sôi hãm trong khoảng 20 phút. Thêm đường hoặc mật ong theo khẩu vị rồi uống cả ngày, nên uống sau ăn. Uống tới khi nào các triệu chứng dị ứng hoàn toàn biến mất.
Đối với mật ong – Trà mật
Mật ong là một trong những vị thuốc quý trong tự nhiên và chứa nhiều vitamin tốt cho hệ miễn dịch, giúp làm lành da và hồi phục nhanh.
- Chuẩn bị: 1 chén mật ong nhỏ và 250ml nước ấm.
- Thực hiện: Hoà mật ong vào nước ấm rồi uống ngay. Ngày uống một lần và uống tới khi triệu chứng dị ứng hoàn toàn biến mất trên cơ thể.
Như vậy bài viết vừa chia sẻ đến bạn nguyên nhân cũng như mẹo chữa ăn cá biển bị ngứa. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn tránh được những đáng tiếc không nên có khi ăn cá biển.