Thực trạng ô nhiễm rừng ngập mặn hiện nay
Một trong những nguyên nhân làm giảm diện tích rừng ngập mặn, rừng phòng hộ ven biển hiện nay chính là tình trạng phá rừng làm đầm nuôi tôm tự phát, nuôi tôm quảng canh, sinh thái. Nguyên nhân khác nữa là chuyển mục đích sử dụng đất hợp pháp sang nuôi trồng thủy sản, sản xuất nông nghiệp, xây dựng đê bao, khu công nghiệp, cảng biển, khai thác gỗ, củi…
Xem thêm: Rừng đước
Hiện tượng biến đổi khí hậu, nước biển dâng làm cho nhiều diện tích rừng bị ngập sâu, biển đang có xu hướng tiến sâu vào nội địa, các hoạt động từ thượng nguồn sông Mê Kông như xây dựng các đập thủy điện, ngăn dòng đã tác động mạnh mẽ đến hệ thống rừng ngập mặn, các nhà máy sản xuất trong khu vực xả thải làm ô nhiễm môi trường cũng có tác động tiêu cực hệ sinh thái rừng ngập mặn…
Vai trò của rừng ngập mặn
Hệ sinh thái rừng ngập mặn không chỉ là nguồn cung cấp oxy mà còn giúp điều hòa không khí. Đây là một trong những lá chắn giúp phòng hộ ven biển và phòng tránh được sự bào mòn của nước biển. Ngoài ra, rừng ngập mặn còn có vai trò quan trọng đối với lợi ích kinh tế của chúng ta:
Cung cấp nhiều loại dược liệu và chất đốt cho một số ngành công nghiệp.
Tạo ra môi trường sống thuận lợi cho người dân nuôi trồng thủy hải sản.
Đây cũng là một nơi thu hút nhiều khách du lịch tới thăm quan và khám phá về rừng ngập mặn.
Rừng ngập mặn đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái, có nhiều lợi ích cho động vật, con người và cả hệ sinh thái xung quanh.
Bảo vệ chống lại thiên tai
Thân, cành và rễ của rừng ngập mặn đóng vai trò là rào cản giúp giảm ảnh hưởng của ngập lụt, sóng, gió mạnh. Nhờ vậy bảo vệ con người, nhà cửa, đồng ruộng khỏi thiên tai, bão lũ, sóng triều.
Bên cạnh đó, hệ thống thân, rễ, cành nhiều của rừng ngập mặn còn giúp lấn biển, tăng diện tích đất thông qua việc giữ lại và kết dính vật liệu phù sa.
Cung cấp sinh kế cho con người
Hệ sinh thái rừng ngập mặn có nhiều loài động vật có vỏ (cá, tôm…) cho con người. Đồng thời, cung cấp nhiều nguyên liệu mà con người thường xuyên dùng đến: sợi, dược liệu, than củi, mật ong, lá dừa để lợp mái nhà.
Rừng ngập mặn còn có giá trị về văn hóa, kinh tế và thích hợp cho phát triển du lịch.
Hiện nay, rừng ngập mặn cung cấp sinh kế cho rất nhiều người trên toàn thế giới. Do họ sống dựa vào việc khai thác giá trị của nó.
Giảm tác động của biến đổi khí hậu
Biến đối khí hậu gây ra những thiên tai như bão lũ. Khi đó, rừng ngập mặn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ con người, đồng ruộng, nhà cửa khỏi các thiên tai này.
Ngoài ra, rừng ngập mặn còn có khả năng loại bỏ thải khí nhà kính ra khỏi bầu khí quyển, giảm biến đổi khí hậu.
Một số giải pháp để giảm ô nhiễm rừng ngập mặn
Để bảo vệ rừng ngập mặn cần chú trọng thực hiện một số giải pháp sau: Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật giúp nâng cao nhận thức về bảo vệ và phát triển rừng cho người dân vùng rừng; nâng cao năng lực của lực lượng trực tiếp quản lý bảo vệ rừng thông qua việc tham gia các chương trình tập huấn, đào tạo chuyên môn… lồng ghép với chương trình giáo dục pháp luật của các Sở, ban, ngành và các lớp tập huấn do các tổ chức trong và ngoài nước tài trợ.
Tìm hiểu thêm: Rừng đặc dụng
Nghiên cứu phát triển các ngành nghề nuôi trồng thủy sản ở các vùng ven biển như nuôi sò, nuôi vạng hoặc các loài cá có giá trị kinh tế cao để dần dần thay thế nghề nuôi tôm ở các vùng rừng ngập mặn. Cũng cần thiết phải cải thiện cơ cấu và đa dạng hóa nuôi trồng thủy sản nhằm đáp ứng nhu cầu khắt khe của thị trường và giảm thiểu nguy cơ bệnh dịch.
Áp dụng các chính sách khả thi nhằm hạn chế tốc độ tăng dân số và kế hoạch hóa dân số cho mỗi vùng rừng ngập mặn. Đồng thời, đẩy mạnh việc giao đất và giao rừng cho các hộ chịu trách nhiệm trồng và bảo vệ rừng. Các chính sách lâu dài về sử dụng bãi bồi ven biển cần phải được quy định rõ ràng nhằm ứng phó với tình trạng chuyển đổi đất rừng sang sử dụng vào mục đích không thích hợp và bảo vệ quyền lợi của người nghèo