ho-ca-thuy-sinh

Cách làm hồ cá thủy sinh dành cho người mới bắt đầu như thế nào?

      Chức năng bình luận bị tắt ở Cách làm hồ cá thủy sinh dành cho người mới bắt đầu như thế nào?

Hồ cá thủy sinh là gì? Cách làm hồ thủy sinh dành cho người mới bắt đầu như thế nào? Để có những thông tin giải đáp về Hồ thủy sinh bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Hồ cá thủy sinh là gì?

Khác với những bể cá cảnh khác hồ thủy sinh sẽ có thêm mảng xanh được trồng ở bên trong bể, phiến đá, bố trí đèn hoặc cung cấp các dinh  dưỡng cho cây lọc nước.

Bên cạnh những loài cá cảnh quen thuộc có trong bể thủy sinh còn có sự xuất hiện của các loài tôm, cá, tép nhìn rất đẹp mắt.  Tất những cá thể đó sẽ là tô điểm cho sự sinh động của bể cá.

Có rất nhiều loại hồ thủy sinh với phong cách khác nhau, tùy thuộc đam mê của từng người mà sẽ có sự lựa chọn phong cách chơi khác nhau.

Trong thời gian gần đây hồ thủy sinh rất được ưa chuộng bởi có nhiều ưu điểm khi được trang trí tại những không gian nhà, văn phòng, cơ quan. Cụ thể những ưu điểm của hồ thủy sinh như:

  • Giúp trang trí cho không gian trong phòng khách, phòng ngủ hoặc phòng ăn trong gia đình.
  • Có thể xây dựng hồ thủy sinh trong mọi khu vực trong nhà, cơ quan, công ty…
  • Để trang trí trên bàn làm việc, trong phòng hoặc tại các sảnh đợi ở bất cứ không gian nào.
  • Xây dựng hồ thủy sinh thành vách trang trí âm tường, treo tường.

Nhờ vào kích thước và khả năng có thể thay đổi nên sẽ không giới hạn vị trí đặt hồ thủy sinh ngay kể cả những không gian hẹp, từ kệ chân đến treo tường… Hồ thủy sinh có bao gồm cá và cây đa dạng và không hề lo lắng bản thân ở mệnh gì có thể chơi và theo đó bổ sung cho phù hợp.

ho-ca-thuy-sinh

Hồ cá thủy sinh

Cách xây dựng hồ cá thủy sinh cho người mới bắt đầu

Những người mới bắt đầu xây dựng hồ thủy sinh cần định hình phong cách hồ thủy sinh trước khi làm hồ thủy sinh và chăm sóc hồ thủy sinh. Cụ thể như:

Định hình hồ thủy sinh

  • Bước 1: Lựa chọn phong cách phù hợp với bản thân

Nên tìm hiểu và lựa chọn phong cách hồ thủy sinh phù hợp với phong cách cá nhân. Bạn có thể tìm hiểu thêm những phong cách cá heo trên Google hoặc trò chuyện trực tiếp với các chuyên gia để lựa chọn phong cách phù hợp nhất. Đây cũng chính là bước đầu tiên trong cách làm hồ thủy sinh.

Có rất nhiều những phong cách để lựa chọn để xây dựng hồ thủy sinh như:

  • Hồ thảm: Hồ có trải một đồng cỏ khắp đáy hồ, ở phía trên có trồng cây, trang trí thêm đá nhỏ.
  • Hồ chơi rêu: Phong cách hồ thủy sinh này sẽ tạo cảm giác giống như một ốc đảo giữa hoang mạc.
  • Hồ đá: Loại hồ này sẽ sắp xếp đá thành núi, đồi hoặc hình dạng đẹp mắt bất kỳ.

Tùy thuộc vào sở thích của từng bạn mà sẽ lựa chọn phong cách tùy ý để sắp xếp sao cho đẹp mắt là được.

  • Bước 2: Tìm mua hồ hoặc tự dán kính làm hồ

Tùy thuộc vào vị trí lựa chọn đặt hồ, phong cách hồ, sự khéo léo để từ đó đưa ra kích thước hồ. Một số các kích thước hồ phổ biến như:

  • Hồ Cubic: Loại hồ này có hình vuông với kích thước mỗi cạnh là 40cm. Loại hồ này sẽ có kích thước nhỏ gọn, dễ trang trí, tổng quan đẹp và kính lựa chọn là kính trong.
  • Hồ 50x30x30 (DxRxC): kích thước cân đối, bằng kính 5 ly là được.
  • Hồ chuẩn size ADA 60x30x36 (DxRxC): Có độ dày kính 5 ly trở lên, phù hợp để người sử dụng chơi đá hay lũy.

Ngoài ra còn có nhiều những loại hồ lớn hơn với kích thước khác nhau như 60x40x40, 90x45x45, 100x50x50, 80x40x40, 1m5x60x60, 90x40x40.

  • Bước 3: Chân hồ, tủ kê

Tốt nhất nên đặt hồ thủy sinh ở bên trên kệ sắt, tủ gỗ để tạo sự chắc chắn. Hiện nay có nhiều loại tủ và chân sắt được làm từ những nguyên liệu khác nhau, có những loại tủ kê có tích hợp sẵn bơm nước hoặc hỗ trợ lọc.

Cách xây dựng hồ thủy sinh cho người mới bắt đầu

Bước 1: Phân nền thủy sinh

Phân nền thủy sinh là bước khá quan trọng cho việc mở đầu làm hồ thủy sinh, từ đó sẽ giúp cho các vi sinh vật khỏe mạnh, sống ổn định và phát triển tốt nhất. Có các loại phân nền chính bao gồm:

  • Nền từ đất bùn, đất sét gọi là nền trộn: Đối với loại phân nền này giàu dinh dưỡng, tuy nhiên khó làm đối với những người mới bởi nó sẽ dễ bẩn, khiến xì lên làm đục hồ. Sau khi phủ nền trộn bạn cần phủ lên lớp sỏi dày khoảng 3cm trở lên.
  • Nền công nghiệp: Loại phân nền này sẽ phù hợp với những người mới bắt đầu vì như vậy sẽ dễ sắp xếp, ít bị bùn đất và không cần lót sỏi, cát. Tuy nhiên giá thành của phân nền công nghiệp khá cao.
ho-ca-thuy-sinh

Phân nền hồ cá thủy sinh là bước vô cùng quan trọng

Xem thêm:

Bước 2: Xếp đá, lũa, cây thủy sinh

Tự sắp xếp đá, cây thủy sinh, lũa, bonsai… theo sở thích của bản thân. Thông thường mọi người thường xuyên xếp đá, lũa trước sau đó mới đến các cây cối và thảm thực vật.

Bước 3: Cho đá vào hồ thủy sinh

Sau khi cắm cây rễ còn yếu nên cho nước vào nhẹ nhàng không nên đổ nước mạnh tay vì như vậy cây bị tróc rễ.

Khi nhận thấy bể ổn định bắt đầu thả cá vào. Trong bể có thể nuôi nhiều loại sinh vật tôm, cá cùng một hồ, tuy nhiên nên lựa chọn những loại cá có thể chung sống với nhau.

Chăm sóc bể cá thủy sinh

Để bể cá thủy sinh luôn giữ được nét sinh động, phát triển khỏe mạnh thì người thực hiện cần chăm sóc đúng cách.

Mỗi ngày chỉ cần bỏ ra từ 10 – 15 phút trong lúc ngắm bể cá vừa chăm luôn. Nếu bận quá không chăm sóc được bể cá thủy sinh có thể lựa chọn chơi rêu, dương xỉ để ít phải chăm sóc nhiều.

Trong quá trình sử dụng hồ cá thủy sinh cần phải thay nước thường xuyên nhưng không nên thay quá 50% lượng nước và mỗi lần thay chỉ khoảng 30%/ lần.

Để tôm, tép trong hồ thủy sinh không bị sốc nước hoặc hao hụt nhiều về dinh dưỡng, hệ vi sinh trong hệ thủy sinh, từ khoảng 10 – 15 ngày nên tay nước hoặc cắt tỉa lá để không bị hỏng hoặc chết.

Tránh để hồ thủy sinh hứng ánh sáng mặt trời quá nhiều nên cần chú ý:

  • Về rêu gây hại: Rêu chính là kẻ thù của hồ thủy sinh và những loại bể cá cảnh nói chung. Bạn cần lưu ý ở những tháng đầu khi mơi xây dựng hồ do lúc này bể chưa ổn định sẽ khiến cho môi trường bị ảnh hưởng để chúng phát triển và ảnh hưởng nhiều đến các vi sinh vật trong bể.
  • Chú ý đến các bệnh liên quan đến cá: Hồ thủy sinh sẽ ổn định do vậy lượng C02 cũng chưa đủ dinh dưỡng do vậy mà cá dễ bị gây bệnh nấm cho chúng, gây lây và chết cả đàn. Tốt nhất nên thả cá sau khi xây dựng bể được khoảng 1 – 2 tháng, quan tâm trong thời gian đó. Ngay khi phát hiện ra cá bị bệnh cần lựa chọn loại thuốc để chữa bệnh triệt để.

Trên đây là bài viết với những chia sẻ về cách làm hồ cá thủy sinh cho người mới bắt đầu. Hi vọng từ đó bạn đọc có thể tự xây dựng cho bản thân hồ cá thủy sinh đẹp, phù hợp với phong cách.

Facebook Comments Box
Rate this post