Kinh kịch là loại kịch truyền thống được phổ biến rộng rãi tại Trung Quốc. Loại hình này là sự chắt lọc những nét tinh tế của tuồng cổ địa phương, vừa là sự ảnh hưởng của ngôn ngữ địa phương và phong tục tập quán. Kinh kịch đánh giá là di sản văn hóa đặc sắc nhất của Trung Quốc.
Kinh kịch là gì?
Kinh kịch là môn nghệ thuật phối hợp đồng thời cả: ca, nói, diễn,đấu võ để thuật lại những cốt truyện và khắc họa nhân vật. Hệ thống nhân vật trong Kinh kịch chủ yếu được chia làm bốn vai lớn là: Sinh (vai nam), Đán (vai nữ), Tịnh (vai tà), Sửu (vai hề). Bên cạnh đó thì còn có một số vai vụ.
Theo một số tin tức nghệ thuật chia sẻ trên kenh14.vn , trong kinh kịch: ca là hát theo điệu nào đó, nói là đối thoại hay độc thoại của các nhân vật, diễn là biểu diễn động tác hoặc biểu lộ tình cảm, đấu võ là biểu diễn võ thuật dưới hình thức nhảy múa.
Lịch sử hình thành và phát triển kinh kịch
Kinh kịch Trung Quốc còn được gọi là “Ca kịch phương Đông”. Đây được đánh giá là loại hình sân khấu đặc sắc của Trung Quốc mang đậm nét đặc trưng văn hóa Á đông.
Kinh kịch là sự biến thể của những loại tuồng cổ địa phương. Theo đó, từ thời nhà Thanh,bốn gánh hát Huy Ban từ phía nam đại lục Trung Quốc bắt đầu đến Bắc Kinh. Gánh Huy Ban đầu tiên vào kinh là gánh hát Tam Khánh, do Giang Hạc Đình – một chủ buôn muối ở Dương Châu người An Huy đứng đầu.
Tiếp đó, ba gánh hát Huy Ban khác là Xuân Đài, Tứ Hỉ, Hòa Xuân cũng đến Bắc Kinh . Điều này tạo cho sân khấu Bắc Kinh có một sự biến chuyển lớn. Đến khoảng những năm Đạo Quang nhà Thanh, những diễn viên ở Hồ Bắc là Vương Hồng Quý, Lý Lục, Dư Tam Thắng đến Bắc Kinh mang theo điệu hát Sở , còn được gọi là điệu Tây Bì, tạo nên sự hợp lưu lần thứ hai giữa hai làn điệu Nhị Huỳnh và Tây Bì ở kinh sư, tạo nên loại hình gọi là “Bì Huỳnh hí”.
“Bì huỳnh hí” được hình thành ở Bắc Kinh, chịu ảnh hưởng từ những làn điệu và ngữ âm Bắc Kinh nên mang các đặc điểm và tiếng nói Bắc Kinh. Do họ thường đến Thượng Hải biểu diễn nên người Thượng Hải mới gọi loại hình “Bì huỳnh hí” mang đặc điểm Bắc Kinh này là Kinh Kịch.
Một số đặc trưng của kinh kịch
Trong quá trình hình thành và phát triển, kinh kịch đã tạo nên một hệ thống động tác biểu diễn mang tính chất tượng trưng cao. Chẳng hạn như lấy một chiếc mái chèo biểu thị một con thuyền, hay một chiếc roi ngựa biểu thị một con ngựa. Diễn viên không cần đạo cụ vẫn có thể biểu diễn những động tác như lên lầu, xuống lầu, mở cửa, đóng cửa. Những động tác này tuy có hơi khuếch đại, nhưng có thể đem lại cảm giác chân thật cho khán giả.
Với loại hình nghệ thuật kinh kịch, mặt nạ được xem là yếu tố đặc sắc nhất. Đây là yếu tố để người xem nhận biết cách nhân vật: là nhân vật trung thành hoặc gian trá, tốt đẹp hay xấu xa, lương thiện hay gian ác, cao thượng hay thấp hèn. Chẳng hạn, nặt nạ tô đỏ thể hiện nhân vật trung thành nhất mực, mặt nạ trắng thì nhân vật đó có tính cách gian trá, độc ác, màu xanh lam thể hiện nhân vật đó kiên cường dũng cảm, màu vàng nói nên nhân vật đó tàn bạo, màu vàng hoặc màu bạc tượng trưng cho thần phật, quỷ quái… Điều này đem lại sự độc đáo cho thể loại này, đồng thời tạo cho người xem cảm giác thiêng liêng, huyền ảo.
Gắn liền với nghệ thuật kinh kịch là sân khấu dân gian rất phồn thịnh. Trong Hoàng cung cũng thường xuyên tổ chức biểu diễn. Do những Hoàng gia quý tộc cũng rất thích xem Kinh kịch nên đã cung cấp, giúp đỡ về các mặt biểu diễn, quy chế trang phục, hóa trang mặt nạ, phông cảnh sân khấu.. Đây được xem là yếu tố khiến Kinh kịch có được sự hình thành và phát triển mạnh mẽ.
Theo tin tức tổng hợp