Ngày nay, đất nước ngày càng phát triển, dân số phất triển nhu cầu xã hội tăng lên gây ra những tác động xấu đến trái đất. Vì vậy bộ phận kỹ thuật môi trường vô cùng quan trọng đặc biệt là trong các khu công nghiệp, khu chế xuất. Do đó ngành kỹ thuật môi trường là ngành học được rất nhiều phụ huynh học sinh quan tâm. Vì vậy ngành kỹ thuật môi trường ra làm gì? Cơ hội việc làm ra sao? Bài viết sau đây sẽ trả lời cho bạn.
Mục Lục
Học ngành kỹ thuật môi trường ra làm gì – Cơ hội việc làm như thế nào trong tương lai
Ngành kỹ thuật môi trường là gì?
Kỹ thuật Môi trường là ngành học về các kỹ thuật và công nghệ ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm; thu hồi, tái chế, tái sử dụng và xử lý chất thải; các giải pháp quản lý, góp phần bảo vệ môi trường sống và phục vụ phát triển bền vững.
Xem thêm: ngành khoa học môi trường có dễ xin việc không
Cơ hội việc làm của ngành kỹ thuật môi trường
Theo học các ngành về Môi trường, các bạn sẽ được cung cấp các kiến thức từ cơ bản đến nâng cao về các vấn đề môi trường và tài nguyên thiên nhiên, cách quản lý các loại tài nguyên thiên nhiên như khoáng sản, rừng, đất, nước, không khí,… Bên cạnh đó, sinh viên được hướng dẫn cách phân tích hiện trạng và đề xuất các biện pháp giải quyết các vấn đề về ô nhiễm, đánh giá tác động môi trường, phát triển các giải pháp công nghệ, kỹ thuật trong xử lý ô nhiễm cho từng loại chất thải dạng rắn, lỏng, khí,… Ngoài ra, một phần không thể thiếu trong chương trình học là khối kiến thức về luật và chính sách tài nguyên môi trường để đảm bảo sinh viên ra trường có đầy đủ hành trang phục vụ tốt cho công việc.
Khi lựa chọn một ngành để theo đuổi ngoài đam mê thì cơ hội việc làm là yếu tố quan trọng cần phải cân nhắc để đưa ra quyết định. Và câu hỏi “Học ngành kỹ thuật môi trường ra làm gì?” là vấn đề mà nhiều bạn thí sinh thắc mắc. Tùy theo chuyên ngành đang học, các bạn sinh viên có thể lựa chọn nhiều vị trí việc làm khác nhau:
– Chuyên viên tại các cơ quan Nhà nước về Quản lý Tài nguyên và Môi trường như Bộ tài Nguyên & Môi Trường, Sở Tài nguyên & Môi trường, Công ty Môi trường đô thị,…
– Chuyên viên kỹ thuật bộ phận môi trường tại các nhà máy, khu công nghiệp.
– Chuyên viên tại các nhà máy xử lý chất thải, công ty cấp thoát nước, trạm quan trắc về môi trường.
– Cán bộ tại các công ty tư vấn, nghiên cứu về môi trường.
– Chuyên viên các trung tâm về bảo tồn, quản lý khai thác tài nguyên thiên nhiên.
– Giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, cơ sở giáo dục,…
– Tự nghiên cứu, đưa ra các giải pháp hiệu quả về môi trường.
Tìm hiểu thêm: con gái khối c nên thi ngành gì
Ngành kỹ thuật môi trường học khối nào?
Hiện nay, ngành này đang xếp tốp đầu những tốp những ngành xét tuyển tổ hợp môn rộng. Ngành kỹ thuật môi trường đang được xét tuyển tại hơn 40 trường đại học kỹ thuật trên cả nước với 16 tổ hợp môn khác nhau: bao gồm các khối A00, A01, A02, B00, B01, B02, B03, B04, C01, C13, C08, C13, D01,D07, D08, D09…cụ thể với các tổ hợp môn sau: A02 (Toán, Vật lý, Sinh học), B00 (Toán, Hóa học, Sinh học), B01 (Toán, Sinh học, Lịch sử), B02 (Toán, Sinh học, Địa lý), B03 (Toán, Sinh học, Ngữ văn), B04 (Toán, Sinh học, Giáo dục công dân), C01 (Ngữ văn, Toán, Vật lý), C02 (Ngữ văn, Toán, Hóa học), C08 (Ngữ văn, Hóa học, Sinh học), C13 (Ngữ văn, Sinh học, Địa lý), D01 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh), D07 (Toán, Hóa học, Tiếng Anh, D08 (Toán, Sinh học, Tiếng Anh), D90 (Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh).
Những năm gần đây, tiêu chí xét tuyển ngành kỹ thuật môi trường đang được các trường áp dụng theo 2 hình thức thuộc cơ chế mở, gồm xét tuyển theo trung học phổ thông quốc gia và xét tuyển học bạ. Trong đó, điểm chuẩn được xét theo kết quả của trung học phổ thông quốc gia dao động từ 14 – 20.5 điểm. Ở hình thức còn lại, những thí sinh có cơ hội đầu quân cho ngành kỹ thuật môi trường khi đạt số điểm trung bình chung dao động từ 18 – 22 điểm.
Mong rằng, những thông tin trên đây về Ngành kỹ thuật môi trường sẽ thật sự hữu ích cho các bạn trong việc định hướng ngành học và săn tìm được một vị trí công việc phù hợp với mình.