Những thay đổi trong đào tạo nhân lực ngành y tế Việt Nam năm 2018

      Chức năng bình luận bị tắt ở Những thay đổi trong đào tạo nhân lực ngành y tế Việt Nam năm 2018

Thi sát hạch năng lực hành nghề

Sau một thời gian chú trọng đào tạo bác sĩ (tăng cả số lượng cơ sở đào tạo cũng như chỉ tiêu của các trường), đến nay với tỷ lệ 8 bác sĩ/ 10 nghìn dân, Việt Nam không còn nằm trong nhóm báo động về tình trạng thiếu bác sĩ. Tuy nhiên, cách thức đào tạo bác sĩ của Việt Nam đang rất khác so với các nước trên thế giới. Bài toán về số lượng bước đầu được giải nhưng vẫn còn đó mối lo về chất lượng. Việc đổi mới đào tạo bác sĩ phải đạt được hai mục tiêu: nâng cao chất lượng và phù hợp xu thế của thế giới.

Ngành Y tế cần có những thay đổi để nâng cao chất lượngNgành Y tế cần có những thay đổi để nâng cao chất lượng

Ðạt số lượng, lo chất lượng

Việc đào tạo hiện đang “khoán trắng” cho các trường. Các cơ sở đào tạo tự xây dựng chương trình, tự đánh giá kết quả và tự công bố chất lượng nhân lực mà mình đào tạo. Nơi sử dụng (các bệnh viện) buộc phải sử dụng những sản phẩm đào tạo như vậy. Trong khi đó, tại các nước đều có một tổ chức độc lập thẩm định năng lực tối thiểu phải đạt trước khi nguồn nhân lực đó tham gia công tác khám, chữa bệnh. Theo TS Nguyễn Văn Hân, giảng viên trường cao đẳng y tp Hồ Chí Minh : Thời gian qua, ngành y tế đã có nhiều cố gắng (xây dựng bệnh viện khang trang, sạch đẹp, thiết bị hiện đại, tinh thần thái độ phục vụ của nhân viên y tế được cải thiện…) nhưng vẫn chưa lấy được niềm tin của người bệnh. Mấu chốt là chất lượng nhân viên y tế chưa cao. Không thể có một bệnh viện tốt, an toàn nếu chúng ta vẫn tiếp tục đào tạo một cách “vô tư” như hiện nay.

Việc đánh giá sinh viên chưa phản ánh hết quá trình hình thành và phát triển năng lực của bác sĩ. Ðánh giá năng lực thực hành của sinh viên y khoa chủ yếu vẫn dựa vào phương pháp truyền thống, chưa đo lường đầy đủ các yêu cầu năng lực sinh viên cần đạt được trong quá trình đào tạo; chưa chuẩn hóa và thật sự trở thành động lực thúc đẩy việc cải tiến quá trình dạy và học. Tiêu chí kiểm định cơ sở, chương trình đào tạo được xây dựng, tuy nhiên, kiểm định chương trình đào tạo y khoa chưa được thực hiện đầy đủ bởi các tổ chức kiểm định uy tín.

Luật Giáo dục và Luật Giáo dục đại học có những quy định chung về quản lý song còn thiếu các tiêu chí cụ thể, đặc thù đối với ngành y, vốn có những yêu cầu rất khác biệt. Trước đây, Bộ Y tế chịu trách nhiệm quản lý công tác đào tạo nhân lực y tế, ban hành các tiêu chí về điều kiện bảo đảm chất lượng, xây dựng chương trình đào tạo, hướng dẫn, giám sát các cơ sở đào tạo thực hiện. Nhưng hiện nay, đang có xu hướng mất đi sự thống nhất, chuẩn hóa trong đào tạo bác sĩ.

Giờ thực hành của sinh viên trường cao đẳng y dược HCM

Giờ thực hành của sinh viên trường cao đẳng y dược HCM

Tiến tới thành lập Hội đồng sát hạch năng lực

Theo ý kiến của nhiều chuyên gia trong đào tạo nhân lực y tế, chuẩn đầu ra cho chương trình đào tạo bác sĩ đa khoa đòi hỏi người học hiểu biết về ba vấn đề. Thứ nhất là kiến thức (kiến thức chung, kiến thức về khoa học sự sống, khối ngành khoa học sức khỏe, nhóm ngành y học và kiến thức đặc thù ngành bác sĩ đa khoa). Thứ hai là kỹ năng (kỹ năng nghề nghiệp như: giao tiếp, thăm khám và thủ thuật, tư duy hệ thống và giải quyết vấn đề, nghiên cứu khoa học và phát triển nghề nghiệp; kỹ năng mềm: tự phát triển, làm việc nhóm và quản lý lãnh đạo, công nghệ thông tin và ngoại ngữ…). Thứ ba là thái độ đối với bản thân, nghề nghiệp và xã hội.

Ðể nhân lực y tế đáp ứng được nhu cầu của hệ thống y tế hiện nay, cần có chương trình đào tạo kiểu mới và thầy giáo kiểu mới. Theo đó, chương trình đào tạo kiểu mới sẽ tạo nên những năng lực cần có của bác sĩ thế kỷ 21 bao gồm cả kỹ thuật và thực hành. Ðặc biệt chú trọng “Kỹ năng thúc đẩy sức khỏe”, tức là phải đi trước một bước, không đợi thành người bệnh mới chữa mà quản lý ngay từ khâu khai thác bệnh sử, lối sống… rồi từ đó khuyến cáo, giáo dục, hướng dẫn, điều chỉnh lối sống giúp người dân nâng cao ý thức giữ gìn sức khỏe.

Theo lộ trình đang xây dựng, dự kiến đến quý II-2018, Bộ Y tế sẽ trình và báo cáo Thủ tướng Chính phủ đề án thành lập Hội đồng y khoa, sau đó vận hành thử. Song song với lộ trình đó là tiến hành sửa đổi các quy định liên quan, nhất là Luật Khám bệnh, chữa bệnh để điều chỉnh những quy định giúp cho hoạt động của Hội đồng không chồng chéo với các quy định hiện hành khi chính thức đi vào hoạt động (dự kiến cuối năm 2019).

Mời các bạn cùng theo dõi các thông tin cập nhật nóng hổi khác tại đây

Facebook Comments Box
Rate this post