Học Tài nguyên – Môi trường có lợi thế gì?

      Chức năng bình luận bị tắt ở Học Tài nguyên – Môi trường có lợi thế gì?

Đây là câu hỏi thắc mắc của các bạn học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường , chuẩn bị nộp vào chuyên ngành này hay chính cả những bạn đang theo học chuyên ngành Tài nguyên-  Môi trường. Đọc những phân tích dưới đây, bạn sẽ có lời giải đáp và suy nghĩ chính xác về vấn đề này

1. Điểm chuẩn vào ngành Tài nguyên-  Môi trường  không quá cao

Nếu chẳng may bạn thi đại học điểm không cao, đừng buồn hay cảm thấy lo lắng, bạn có thể yên tâm học ngành Tài nguyên-  Môi trường. Bởi môi trường đại học khác với môi trường trung học phổ thông, bạn có thể bắt đầu lại từ đầu, phấn đấu học tập để có công việc tốt cho tương lai.

Dù là sinh viên của một trường đại học danh giá hàng đầu cả nước với điểm đầu vào cao nhưng khi ở trong trường đại học không chịu phấn đấu, lười biếng, ỷ lại vào danh tiếng của trường thì khó xin việc là điều không tránh khỏi.  Hiện nay, các nhà tuyển dụng không chỉ quan tâm vào bằng cấp, vào việc bạn học trường gì mà quan tâm nhiều hơn cả là bạn có làm được việc không, có đáp ứng được mong muốn có họ hay không? Bằng cấp giờ đây không phải là thước đo trong xã hội hiện đại nữa mà các nhà tuyển dụng đánh giá cao kinh nghiệm và khả năng làm việc của bạn. Thê snên trường học chuyên nghiệp hiện nay sẽ chú trọng tới chất lượng tuyển sinh và chất lượng đầu ra của sinh viên hàng năm.

2. Thiếu lao động cho lĩnh vực môi trường

Tuyển sinh 2018Điểm chuẩn vào ngành Tài nguyên môi trường –  Môi trường  không quá cao

Mặc dù  hiện tại đội ngũ này có tới gần 50.000 người. Trong khi đó công tác bồi dưỡng, sử dụng nhân tài của ngành còn nhiều bất cập và hạn chế. Vì vậy bạn chính là hạt giống tốt, phấn đấu và cố gắng để trở thành một người làm về Tài nguyên-  Môi trường có chất lượng tốt, đầy tài năng và tâm huyết với chuyên ngành của mình. Tài nguyên-  Môi trường đối với xã hội hiện nay luôn là vấn đề đáng được quan tâm, được sự đầu tư lớn từ Nhà nước , sinh viên ra trường có cơ hội rất cao làm việc trong các công ty nhà nước hay các công ty tư nhân khác nhau.

Xem thêm

3. Tài nguyên –  Môi trường gồm rất nhiều chuyên ngành khác nhau

  •  Ngành quản lý môi trường trang bị sinh viên kiến thức và kỹ năng ứng dụng thực tiễn về các lĩnh vực quản lý chất lượng môi trường, quản lý chất thải, quan trắc môi trường, đánh giá tác động môi trường, kinh tế kiểm toán môi trường, sản xuất sạch hơn đồng thời trang bị các kiến thức cơ bản về quá trình hóa học, lý học, sinh học trong công nghệ xử lý môi trường, xử lý chất thải, kiểm soát ô nhiễm môi trường công nông nghiệp.

Khi tốt nghiệp, tùy từng vị trí công việc, kỹ sư môi trường sẽ có nhiều cơ hội phát triển, góp phần ngăn ngừa, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường do con người và tác động tự nhiên gây ra, khắc phục ô nhiễm môi trường, trước hết ở những nơi đã bị ô nhiễm nghiêm trọng, phục hồi hệ sinh thái đã bị suy thoái, từng bước nâng cao chất lượng môi trường.

  •  Tốt nghiệp ngành Quản lý đất đai, bạn được trang bị những kiến thức liên quan quản lý nhà nước về tài nguyên đất, đánh giá, phân hạng đất, thiết lập bản đồ; đồng thời, nghiên cứu các giải pháp kinh tế kỹ thuật, thực hiện các phương án sử dụng đất đai, giải quyết tranh chấp, đền bù đất nông thôn và đô thị.

Đây là ngành có nhu cầu việc làm khá cao hiện nay. Kỹ sư ngành quản lý đất đai có thể làm việc trong mạng lưới địa chính từ trung ương đến địa phương, các Sở Tài nguyên Môi trường, Phòng Tài nguyên Môi trường, các Trung tâm kỹ thuật địa chính, Trung tâm lưu trữ, Trung tâm tư vấn pháp luật đất đai, Trung tâm nghiên cứu đất, Phân viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp, các Ban Quản lý đô thị hoặc tham gia giảng dạy, nghiên cứu tại các Trường Đại học, Cao đẳng, THCN có ngành đào tạo liên quan. Ngoài ra, bạn còn có thể làm ở Trung tâm kinh doanh địa ốc, các Công ty kinh doanh bất động sản, Công ty môi giới bất động sản, Ban quản lý các dự án có liên quan đến sử dụng đất…

Vậy sau khi đọc xong bài viết này, bạn cảm thấy an tâm và có động lực hơn khi lựa chọn ngành Tài nguyên – Môi trường chưa ? Hy vọng các bạn sẽ quyết định đúng đắn về tương lai của chính bản thân mình.

Facebook Comments Box
Rate this post